PHONG CÁCH THIẾT KẾ NỘI THẤT CÔNG NGHIỆP


PHONG CÁCH THIẾT KẾ NỘI THẤT CÔNG NGHIỆP
Chất liệu
Màu sắc
Kích thước
Mã sản phẩm
Thiết kế bởi
Sản phẩm bởi

Nguồn gốc xuất hiện

 

Phong cách nội thất công nghiệp phát triển ở New York vào khoảng thế kỷ 20. Xuất phát từ những người vô gia cư không có chổ ở họ đã tìm tới những nhà máy hoặc công xưởng cũ rồi cải tạo lại thành không gian nhà để ở. Trong quá trình quy hoạch lại các tòa nhà lớn ( nhà kho, nhà xưởng cũ) phong cách nội thất loft dần dần được hình thành nên, được coi như đặc trưng của phong cách di cư ở châu Âu. Sau này phong cách nội thất công nghiệp trở thành trào lưu, thường là sở thích của những nhà văn, nhà thơ, những người có tâm hồn nghệ sĩ yêu sự phóng khoáng, tự do.

 

 

Đặc điểm chung của phong cách nội thất công nghiệp

 

Không gian theo phong cách này thường thể hiện chân thực nhất các yếu tố vật liệu cấu thành nên chúng. Các vật liệu như gạch, bê tông, kim loại và gỗ thường được phô bày mạnh mẽ các chi tiết cấu tạo bên trong, không che đậy hay bao bọc. phong cách này phần nào mang lại dáng dấp của một căn nhà chưa hoàn thiện nhưng vẫn đầy đủ tính thẩm mĩ cần thiết. Hệ thống ống nước, điện chạy nổi, công năng có thể dễ dàng thay đổi, biến hóa.

 

 

Không gian nội thất của phong cách nội thất công nghiệp là những đường giao nhau giữa các khu vực lớn, các không gian thông với nhau và thường có gác xép. Vật liệu của phong cách này chủ yếu là thép, gỗ, các vật liệu tái chế, thủy tinh, nhựa, gạch thủy tinh. Những bức tường sẽ không được sơn mà chỉ để gạch thô hoặc trát vữa, hoặc sơn màu trắng nhũ tương, Sàn gỗ phủ sơn mài, thép không rỉ... sự kết hợp giữa vật liệu xây dựng cơ bản và những đồ trang trí tối thiểu nhất tạo nên không gian độc đáo.

 

 

Do đặc điểm kết cấu nên màu sắc của căn phòng sủ dụng phong cách này cũng đã dạng theo màu sắc nguyên thủy của vật liệu cấu thành, thường là ghi, xám, đen, trắng.

 

Chúng ta có thể kết hợp phong cách nội thất công nghiệp với các phong cách khác để tạo ra điểm nhấn cho công trình cảu mình, đây cũng là một điểm mạnh đáng lưu ý cho những ai đang quan tâm dến phong cách này.

 

Trường hợp nào sử dụng phong cách nội thất công nghiệp?

 

Với vẻ đẹp có phần thể hiện cá tính rõ rệt hơn các phong cách khác thì đa số khách hàng sẽ sử dụng phong cách này đối với cửa hàng, studio những nơi cần sự tùy biến công năng khi cần thiết. Ngoài ra những nơi có không gian nhỏ cũng có thể sử dụng tùy biến kết hợp phong cách khác để tạo nên một căn hộ vừa hiện đại, tinh tế lại có phần nổi bật.